16. THAY ĐỔI
Ba con chuột nếm thử rượu của ba nước Mỹ, Trung, Nhật. Con chuột uống rưọu Mỹ đi ba bước thì ngã; con uống rượu Nhật đi hai bước; con uống sái rượu của Trung Quốc chạy về tổ cầm con dao vung lên, nói: “Mẹ kiếp, mèo đâu?”.
Sáng sớm vừa mở máy đã có tin nhắn, An An mở xem, là tin nhắn của Hà Tắc, không cần xem cũng biết lại vẫn là những câu đùa vô duyên. Nhưng An An cũng kiên nhẫn nhắn lại, vừa đọc tin trả lời đã thấy hối hận, quả nhiên anh chàng chẳng có chiêu gì mới! Cô dứt khoát xoá mẫu tin.
Mấy ngày nay An An rất vui. Một là vì mẹ đến chơi; hai là, Liêu Văn Đạo đúng là một người tốt.
Mẹ đến, An An không còn thấy cô đơn, có thể đi đi về về. Một hôm, mẹ đưa An An ra chỗ vắng, hỏi vết thương trên trán thế nào. An An sợ mẹ lo lắng, nói đã khỏi hẳn, không còn cảm thấy gì nữa. Thực ra vào những ngày nóng nực, vết sẹo rất ngứa. Mẹ vuốt nhẹ tóc An An, nhìn vết sẹo, bà đau lòng lắm. Nước mắt mẹ rơi xuống, bàn tay thô run rẩy lau: “Con, khổ cho con quá!”.
Sự xót xa, đau đớn của người mẹ phát huy hết tác dụng trước mặt cô con gái đáng thương.
“Mẹ! Con không đau, mẹ đừng lo cho con. Mẹ xem, đã khỏi hẳn rồi”. An An cầm bàn tay mẹ đặt lên trán, cười.
“Sao lại khỏi hẳn được? Một vết sẹo to như thế, sau này chồng con thế nào!”.
“Mẹ, mẹ nói gì thế? Mẹ không biết con gái mẹ có sức hấp dẫn thế nào hay sao! Ha ha! Bao nhiêu người đang xếp hàng đấy”. An An cười kiêu hãnh.
Bà bối rối nhìn con. Từ bé nó đã là đứa cả nghĩ, sao giờ lại cười thoải mái như vậy. Nhìn vào mắt con, bà biết nó rất buồn.
“Nhưng dù vết thương có khỏi, mẹ biết suốt đời con cũng không thể quên”. Nói đến đây mẹ nghẹn ngào, xoa mặt con gái, khuôn mặt đẹp nhưng đã không còn nguyên vẹn. Mặc dù vậy nó vẫn tươi cười, không để cho người khác biết vết thương trong lòng. “Con đừng trách chị!”.
An An nhìn mẹ. Tóc mẹ bạc, sắc mặt cũng kém đi nhiều. Đó là mẹ cô, cũng là mẹ của chị cô. An An đột nhiên không cười nữa. “Mẹ ôm con đi?”. An An nói, vẻ bình thản, mắt tinh nghịch, vui như không có tâm sự gì.
Nhưng người mẹ rất đau lòng, bà ôm lấy con. “Con tôi! Con tôi!”, sau đó khóc như mưa.
An An yếu ớt trong vòng tay mẹ, mắt nhắm nghiền, nghe những lời quen thuộc, lát sau cô lúng búng: “Lúc nhỏ con thích nằm trong lòng anh Dương Dương như thế này, để anh ấy ôm con”. An An nói, giọng du dương như hoài niệm, lại như nuối tiếc.
“Nhưng sau mùa hè năm đó, con không dám gần anh nữa”.
Mẹ đẩy An An ra, trách: “Ngốc ạ, đã bảo con bao nhiêu lần, không được nghĩ như vậy. Các con là anh chị em ruột, đều do mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày sinh ra. Sao có thể như vậy, con vẫn còn trách Mai Mai ư?”. Mẹ nói, vẻ không vui.
An An nhìn mẹ, nghĩ tới câu mẹ nói lúc ôm cô: “Con tôi! Con tôi!” sao xót xa, đau đớn. Chắc mẹ cũng nói với chị như vậy, cũng bằng giọng thảng thốt: “Con tôi! Con tôi Em con…”. Chị cũng là con của mẹ!
An An biết mẹ lại sắp kể chuyện kẹo đắng. Có một loại kẹo đắng, toả hương thơm, rất đắng, nhưng đích thực là kẹo, vì thế có tên kẹo đắng.
An An và Mai Mai ra đời, toả hương thơm say đắm lòng người. Giữa hai người có nỗi đắng cay, nhưng họ vẫn là cặp chị em song sinh thân thiết nhất.
An An cười nói: “Con đùa ấy mà, con trách chị cái gì chứ? Vết sẹo trên trán con liên quan gì đến chị, cứ cho là chị đẩy con, cũng chỉ là vô tình thôi. Mẹ nói vậy hoá ra con là người hẹp hòi sao! Tình cảm chị em đâu có vì vậy mà sứt mẻ!”.
Bà mẹ nhìn con gái. Bà sợ những lời nói của mình chạm vào chỗ mẫn cảm nhất cuả con. Bà biết nó đang nói dối để bà yên tâm, nhưng dù có biết bà cũng chẳng thể làm gì. Dù sao hai đứa nó vẫn là con của bà.
Bà lại ôm An An vào lòng, không nói gì. An An nghĩ tới biển đèn bên ngoài, đâu là ngọn đèn của riêng mình? Tự dung nghĩ tới Liêu Văn Đạo, chàng nhạc công cô quen qua mạng, người đã chỉ vạn ngọn đèn bên kia sông Gia Lăng hứa tìm cho cô một ngọn đèn của riêng cô, để cô cảm thấy ấm áp trong mùa đông, để cô có thể cười thoải mái lúc vui, để cô khóc thoải mái lúc buồn, để cô có chỗ dựa khi chơi vơi. Cô gửi gắm tất cả trong ngọn đèn đó.
Nói tạm biệt anh trai, chị gái, ra khỏi nhà, An An nghĩ: Che giấu là việc mệt nhất, giả bộ là khó nhất. Cô phải giả bộ đáng yêu, hồn nhiên trước mặt anh trai để anh thấy cô vui. Cô phải giả bộ ấu trĩ, nông cạn trước mặt chị gái để chị cảm thấy cô không thể tạo nên mối đe dọa cho ai. Cô phải tỏ ra độ lượng trước mặt mẹ để mẹ không thấy đau lòng. Cô yêu gia đình, nhưng cảm thấy sống như vậy quả là rất mệt.
Nghĩ vẩn vơ thế nào, cô lại lên xe đến tượng đài Giải Phóng Quân.
“Liêu Văn Đạo, em đang ở dưới nhà anh”. An An gọi điện cho Liêu.
Liêu nghe điện thoại xong lập tức xuống lầu. Ngồi thu lu một góc, cô lại biến thành con mèo lang thang, gầy đói trơ xương.
“Sao thế, Bọ Con?”. Liêu Văn Đạo đến trước An An, cúi xuống hỏi nhỏ, kinh ngạc nhận ra không biết cô bé đã trải qua những gì mà lần nào gặp, trong mắt cũng vời vợi cô đơn, bơ vơ, hoang hoài.
“Em…hình như…Liêu Văn Đạo…”, không ngờ mình lại yếu đuối đến thế. Cô vẫn nghĩ mình rất cứng rắn, nhưng khi được quan tâm thì lại không kìm được nước mắt. “Em…hình như không thể về nhà, đúng…em không thể về nhà…Nhà của em đâu?”. Sau đó cô ngước mắt, hoang mang hỏi.
Liêu Văn Đạo nhìn cô gái luôn gây bất ngờ cho anh, cau mày hỏi: “An An, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?”. An An không nói, Liêu nghĩ một lát, đoạn để tay lên vai cô, chuyển giọng vui vẻ: “Con cái nhà ai thế này? Lạc đường ư? Để anh xem nào!”. Nói đoạn, Liên làm bộ ngó trân trân vào mặt An An, nhại giọng Kinh kịch: “Trời ơi, đây chẳng phải là đại phu nhân Bọ Con của tôi sao?”.
An An khẽ thở dài, bật cười, mắt vẫn đỏ hoe.
“Nương tử, xin hãy bớt giận, tất cả là tại đức lang quân này đây”. Thấy An An cười, Liêu càng cao hứng, cố kéo dài từng chữ cho giống Kinh kịch: “Nương tử ơi…xin nàng vui lòng đợi tướng công, lát nữa tướng công sẽ mời nàng dùng bữa…”.
Liêu dừng lại, mặt An An lập tức tươi tỉnh, hỏi: “Mời em ăn gì?”.
“Chân giò kho”. Mấy từ này cũng được hát bằng giọng Kinh kịch, nhưng chữ “kho” Liêu không lên được, đành gãi đầu cười.
An An cười đau cả bụng, vui vẻ theo Liêu Văn Đạo lên lầu. Lúc cởi giày vào nhà, cô ngơ ngẩn nhìn ngọn đèn trần trong phòng khách.
Thế là bữa tối được ăn món thịt chân giò kho do Liêu Văn Đạo tự tay làm, ngon bất ngờ, mềm mà không nhũn, béo mà không quá ngấy, màu hồng bóng nhẫy, chưa bao giờ An An ăn nhiều như vậy. Chàng Béo bảo đây là lần đầu tiên Liêu Văn Đạo nấu ăn.
“Cậu chỉ nói xạo, rõ ràng tớ đã nấu ba lần”. Liêu Văn Đạo cãi.
“Thật không? Ngoài món này anh còn biết nấu món nào nữa?”. An An hiếu kỳ hỏi.
“Cơm rang trứng”.
“Món nào nữa?”.
“Trứng rang cơm”. Liêu Văn Đạo nói tỉnh queo. Câu nói vốn đã rất buồn cười cộng thêm bộ mặt tỉnh khô của Liêu khiến An An cười rũ rượi.
Trong lúc vui cười An An lại xới thêm bát nữa, Liêu Văn Đạo nói đùa, bảo cô giống như lợn nái. Anh chàng dứt khoát gọi cô là sâu lợn. “Em đúng là sâu lợn”. Liêu hài lòng với câu nói pha trò của mình. An An không hiểu sâu lợn là gì, hỏi thì được giải đáp: “Một loài vật đẹp”.
Ba người ăn uống rất vui vẻ.
Chàng Béo đeo kính gọng đen, cái mũ lưỡi trai thường trực trên đầu, trông vừa hiền lành vừa có vẻ lãng mạn của nghệ sĩ.
An An nhìn Liêu Văn Đạo và Chàng Béo, nghĩ bụng ai bảo những người làm việc ở quán bar là xấu? Những ngày tiếp sau rất thú vị. An An ngày lên lớp, tối về ngồi trong quán Địa Đàng, thưởng thức tiếng đàn của Liêu Văn Đạo. Nhìn đám người lúc quay cuồng, lúc dìu dặt theo điều khiển của Liêu, An An cảm thấy thật kỳ diệu. Cô gọi anh là pháp sư. Chỉ pháp sư mới có thể dùng tiếng nhạc khống chế hành động, tư tưởng của con người.
Liêu Văn Đạo rất kiêu hãnh trước sự sùng bái của cô.
Thời kỳ đó, hầu hết thời gian sau khi lên lớp của An An đều ở chỗ Liêu. Cô cứ việc đến thẳng phòng trọ, tự mở cửa, một mình ở trong phòng, nếu buồn thì lên mạng. Nhưng An An không thấy thích thú bên máy vi tính nữa. Những khi Liêu Văn Đạo phải làm việc ở Địa Đàng, An An lại mở radio hết cỡ, rồi như một bà chủ nhà vui vẻ dọn dẹp, lau chùi, giặt quần áo cho hai chàng trai, lại ước tính thời gian để chuẩn bị sẵn bữa ăn đêm cho cả ba người, xong xuôi ngồi chờ và đợi lời khen ngạc nhiên của Liêu.
Đôi khi, hai người vừa bước vào phòng đã bàn ngay công việc, chẳng để ý đến thành quả lao động của An An, cô giận dữ đến bóp cổ Liêu: “Ông xã, nhìn xem, phòng có khác gì không?” rồi lại hớn hở nghe Liêu khen: “Ồ, mình đang nghĩ tại sao phòng lại sáng sủa thế này, hoá ra là có bàn tay của bà xã!”.
Mỗi lúc như vậy Chàng Béo lại nhìn An An vẻ tán thưởng, Liêu thì đứng cạnh bà xã, nói: “Chàng Béo, cậu ghen với bà xã xinh đẹp, giỏi giang của tớ sao?”. Mỗi khi An An thấy Liêu Văn Đạo gọi mình là bà xã, cô lại thấy sự yên ổn khó hiểu, cảm thấy cuối cùng mình đã có mái nhà ấm áp như vạn gia đình ngoài kia.
Cuối tuần lại di xem phim với Liêu. Liêu Văn Đạo thích đưa An An đi ăn, âu yếm nhìn cô ăn ngon lành.
“Sâu lợn sắp lớn rồi”.
“Sâu lợn?”. An An không phải là người Trùng Khánh, cô không hiểu sâu lợn sắp lớn là thế nào.
“Ha ha! Đó là con ngài”, Liêu nói, trìu mến vuốt ve khuôn mặt An An, “ra khỏi kén trở thành con bướm xinh đẹp”.
An An không xấu hổ, ngoan ngoãn ngồi nghe lời nịnh của Liêu.
Có lúc cô cũng buồn, vì sao Chàng Béo lại gầy như thế.
Liêu kể rằng, ngày trước, Chàng Béo cũng muốn ra ngoài tự lập, tin tưởng sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Khi chưa có việc làm, không có tiền, nhịn đói hoài nên Chàng Béo gầy đi. An An nghe, thương rơi nước mắt, vậy là càng chăm sóc hai người hơn, cuộc sống rất vui vẻ.
Thì ra bản tính của phụ nữ là thích chăm sóc đàn ông. Lúc ở nhà, anh trai đã có chị gái chăm sóc, cái thiên tính phụ nữ của An An không có cơ hội phát huy. Ở đây với Liêu Văn Đạo suốt ngày làm việc không có thời gian nghỉ ngơi, thiên chức phụ nữ của An An mới được bộc lộ, thậm chí là phát huy thái quá. An An luôn cảm thấy trong cuộc sống, Liêu Văn Đạo rất ngốc nghếch. An An nói: “Văn Đạo, xa em anh sống thế nào đây?”. Liêu hỏi lại: “Tại sao anh phải xa em?”.
An An cười, trong lòng ấm áp, thầm nghĩ, khổ đến mấy em cũng theo anh.
Dương Dương nhận ra cô em gái An An thường xuyên vắng nhà, mỗi khi về là trốn luôn vào bếp học nấu ăn với mẹ, chăm chỉ, chuyên tâm chưa từng có, thế là đoán ngay: “Chắc chắn An An đã yêu?”. Còn khi thấy An An cười ngượng nghịu đầy hạnh phúc lại nhận xét: “An An khi yêu béo ra, đẹp lên”.
Nghe vậy An An xấu hổ, úp mặt vào hai lòng bàn tay, nói nhỏ với anh: “Đâu có!”, rồi trốn luôn vào phòng một mình.
“Không có thật sao? Vậy cô đang vui gì thế? Suốt ngày cười như hề chèo ấy”.
An An không trả lời, thầm nghĩ, Liêu Văn Đạo đã nói mình là con ngài, mình sẽ biến thành bươm bướm. Đây là một lần lột xác - một lần lột xác đẹp đẽ.
17. THÁNG SÁU
Một hôm, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng ve sầu, mà tiếng kêu mỗi lúc một thêm gay gắt, liên túc không dứt. Nhìn lịch, thì ra đã là tháng Bảy.
Nghĩ là, nếu nói tháng Sáu có chuyện gì quan trọng thì chỉ có sự thay đổi của Hồ Khả là đáng nói nhất. Hồ Khả đã trở thành phụ nữ. Hồ Khả sau khi trở thành phụ nữ càng kiêu ngạo, đó là điều làm tôi phiền lòng.
Ngày 1 tháng Sáu, tôi gửi lời chúc mừng đến Hồ Khả. Trong tin nhắn trả lởi, nàng mắng tôi một trận, cuối cùng chen một câu: “Không thèm chơi với anh nữa, đồ chết tiệt” nhưng trưa nào cũng xếp hàng ngay sau lưng tôi để mua cơm, như không có chuyện gì xảy ra, cứ nhìn thấy tôi là chạy chân sáo đến bên, khoác tay tôi, ríu rít: “Dương Dương!”.
Hồ Khả thích gọi tôi là Dương Dương, nghe na ná như là “điên điên” . Đương nhiên tôi phản đối cách gọi đó.
Hồ Khả không đoái hoài đến sự phản đối của tôi. Nàng nói chỉ cần anh hiểu nghĩa của nó là được, người khác nói sao không cần quan tâm, rồi đưa ra một câu, có vẻ rất triết lý: “Việc mình mình làm, thiên hạ vô cùng, biết đâu mà theo”.
Tôi nghĩ thầm, nói thì đơn giản, bị người ta gọi là đồ điên, mà vẫn phải tươi cười, đâu có dễ.
Những ngày cuối cùng của tháng Sáu sắp trôi qua, những người bận rộn có thể mệt đến chết, ví như tôi. Hằng ngày tôi phải chạy đôn chạy đáo vì các loại bài thi, xét cho cùng, cũng chỉ vì tương lai. Khi ở bên Hồ Khả lại càng thấy áp lực, bởi vì câu mà Hồ Khả thích nhất là: “Khi nào chúng ta cưới? Tốt nghiệp xong cưới ngay có được không?”. Không đợi tôi trả lời, một mình nàng hoạch định tương lai cho hau đứa; đột nhiên tôi nhận ra phụ nữ thật đáng sợ, họ thích những giấc mơ hoàn mỹ, đầu óc họ không bao giờ suy nghĩ một cách rõ ràng, thực tế được. Vào ngày cuối cùng của tháng Sáu, Hồ Khả nhàn rỗi đến mức buổi chiều ra sân vận động ngồi ngắm đàn kiến chuyển nhà; sao lại có thể như thế được nhỉ? Thế giới của Hồ Khả luôn đơn giản, đơn giản đến mức không thể tưởng tượng. Tôi là người đàn ông đầu tiên của nàng, vì vậy nàng cho rằng nhất định chúng tôi phải làm đám cưới. Nàng chưa bao giờ nghĩ một ngày nào đó, tôi sẽ có thể rời bỏ nàng.
“Không thể. Chúng mình nhất định phải cưới”. Nàng khẳng định một cách bướng bỉnh.
“Anh muốn nói, nếu…ví dụ, nếu chúng ta gặp chuyện gì đó không thể…”.
“Không có nếu, không có nếu gì hết!”. Hồ Khả lắc đầu quầy quậy, sau đó nhìn tôi chăm chắm, tung ra vũ khí cuối cùng của nàng: “Nếu anh bỏ em, hãy trả lại sự trinh trắng cho em…”.
Những lúc như vậy tôi đâu dám mở miệng, đó là tử huyệt của tôi.
Hồ Khả đã trao cho tôi cái quý giá nhất của đời con gái. Nàng cảm thấy chuyện đó vinh quang và hệ trọng đến mức cần lập bia kỷ niệm. Sau khi tỉnh dậy, nhìn thấy giọt hồng trinh nữ của mình trên tấm ga trải giường, nàng bật khóc. Lúc đó tôi sợ quá, cuống cuồng hỏi: “Vẫn còn đau sao?”.
“Làm thế nào bây giờ?”. Nàng vẫn khóc, không thèm để ý đến tôi.
“Cái gì? Làm thế nào? Em vẫn đau hả?”. Tôi lo lắng hỏi.
Nàng đẩy tôi ra, nhìn vào mắt tôi, nói bằng giọng quả quyết chưa từng có: “Chúng mình nhất định phải cưới nhau!”.
“Cưới? Nhưng nếu…”
“Không có nếu gì hết! Nếu không anh trả lại sự trinh trắng cho tôi!”.
Làm sao trả được đây? Đương nhiên là không thể trả. Toàn bộ máu trong người tôi làm sao sánh được giọt máu hồng đó. Tôi không biết nói gì, thầm mắng mình ngốc thật, sao lúc trước không cắt phéng chỗ ga trải giường có dính máu đó đi!
Sau khi Hồ Khả trao cho tôi sự trinh trắng của mình, nàng trở nên ngang bướng ghê gớm. Về sau lại phát triển đến mức hễ không hài lòng là đòi tôi trả lại sự trinh trắng khiến tôi muốn phát điên.
Hà Tặc giễu tôi: “Ai bảo cậu dính vào hoa khôi? Mà lại là trinh nữ! Người ta có quyền làm cao”.
Tôi lườm hắn, thầm nghĩ đây chẳng phải là kế sách của cậu sao?
Hồ Khả rất cổ hủ. Theo nàng, hôn nhau đã là quá đáng lắm rồi. Mỗi khi tôi ôm hôn nàng, nàng đều nhìn quanh rất cẩn thận, sau khi đã chắn chắn trên sân vận động hoàn toàn không có ai mới nũng nịu ép mình vào tôi, nói anh làm đi.
Tôi nhìn trò khởi động như kẻ gian của nàng, có vẻ giống một liệt nữ anh dũng hy sinh, nhưng thực ra lại khiến tôi mất hứng. Nàng làm như tôi là chó sói. Có mấy lần tôi thực sự muốn trở thành soi, bất chấp hậu quả, cố thử tìm kiếm bông hoa bí mật trên người nàng. Nhưng mỗi khi bàn tay không kiểm soát được của tôi đụng vào người nàng, Hồ Khả lại hét lên như bị chọc tiết, sau đó vừa đấm vừa đạp tôi, mà bàn tay giữ chỗ ấy sao mà chặt thế, không thể nào gỡ ra được. Tôi buồn nẫu ruột. Tôi đã thấy nàng đẹp rực rỡ dưới ánh sáng ban ngày. Nhưng bộ ngực tròn căng và đoa shoa bí mật của nàng luôn là nỗi khao khát chưa được thoả mãn của tôi. Cảm giác này thực khó chịu, giống như người đang cai nghiện nhìn thấy viper nhưng lại không thể làm gì được. Mà phản ứng của nàng mỗi khi tôi chạm vào người lại càng khiến tôi bất mãn, nó giống như sự trêu ngươi: chỉ cho phép ta mê hoặc mi, mi không được mê hoặc ta.
Hà Tặc bày kế cho tôi, hắn bảo tốt nhất hai người nên đi chơi, thuê phòng cố tình nói là không có phòng đôi, phải thuê phòng đơn. Kể cho nàng nghe những câu chuyện lãng mạn, bổ táo cho nàng ăn khiến nàng cảm động, khi tắm cố ý không đem theo khăn mặt, nhờ nàng dưa cho, sau đó tắt đèn và %Y%%#@#!
Tôi nhìn Hà Tặc bảo: “Cậu đã dùng chiêu đó quyến rũ bao thiếu nữ ngây thơ phải không?”. Sau thầm nghĩ, tuyệt đối không bao giờ để cho An An đi với cha này.
“Cậu nghĩ linh tinh gì thế? Nếu làm vậy, khác nào tớ là thằng sở khanh? Thế thì tớ có còn là người nữa không?”.
Hôm sau đi gặp Hồ Khả, tôi bảo: “Mai là ngày quan trọng, chúng mình phải đi chơi xa”.
Hồ Khả hỏi: “Ngày quan trọng gì? Đi đâu chơi?”.
“Đến đó em khắc biết”. Tôi cười, ra vẻ bí mật.
Sau đó Hồ Khả nhảy chân sáo về phòng thu xếp đồ đạc, hồi hộp như một đứa trẻ lần đầu được đi xa, ba giờ sáng gọi điện cho tôi, bảo không ngủ được.
Ngày hôm sau, nhìn trang bị trên người nàng và cái ba lô to đùng sau lưng, tôi phát hoảng. Tôi bảo có phải em định leo lên đỉnh Chomolungma? Nàng cười ngốc nghếch.
Chúng tôi đi xe buýt hết hai mươi phút. Hồ Khả hí hửng khoe nàng đã chuẩn bị lều bạt và dây thừng leo núi, nên khi nhìn thấy khu công viên Ca Lạc Sơn, nàng rất thất vọng. Nàng nói hồi nhỏ, tuần nào nàng cũng phải đến đây ba lần.
Sau một hồi ngao ngán, Hồ Khả nhất quyết đòi ở nhà bạt, tôi nghĩ như vậy thì hỏng bét, đang dùng dằng thì trời đổ mưa. Tôi nhìn bầu trời, đoán chắc là sẽ mưa lớn, mừng rơn chạy đến khách sạn thuê phòng. Phòng đơn. Chiêu này là của Hà Tặc.
“Phòng đôi đã hết, đành thuê tạm phòng đơn”. Tôi nhăn nhó, ra bộ miễn cưỡng.
Buổi tối, Hồ Khả ngồi trên giường xem ti vi, đôi chân trắng trẻo của nàng đung đưa, rất bắt mắt. Tôi nhìn cặp chân trắng nõn của nàng, đầu óc rối bời, quên hết quy trình Hà Tặc đã bày cho, quyết định sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
Tôi đến gần, ôm lấy nàng, hai mắt bốc lửa.
“Tiểu Dương, nhìn này!”. Nàng chỉ vào cái cổ trắng ngần của mình, giãy khỏi tay tôi.
“Phải, cổ em rất đẹp”. Tôi nói, tiếp tục ôm nàng.
“Ôi chà!”. Nàng tức giận đẩy tôi. “Ai nói cái đó! Là em bảo cái sợi dây chuyền”.
“Dây chuyền nào?”. Tôi ngớ người, quả thật tôi không muốn thảo luận bất cứ chuyện gì vào lúc này; trong đầu tôi chỉ nghĩ đến bộ ngực cao và bông hoa bí mật của nàng.
“Là cái dây chuyền lần trước anh mua đó”. Nàng nói. Tôi ngạc nhiên vì tư duy của đàn bà, sao lại có thể mông lung đến thế.
“Cái vòng bằng sừng trâu hả?”. Lúc đó trong đầu tôi hiện lên khuôn mặt yêu kiều của Mai Mai. Tôi biết đêm nay tôi không về chắc nó buồn lắm. Đôi mắt nó chắc sẽ ngơ ngác như đứa trẻ bị bỏ rơi. Nhưng tôi vẫn đi. Ngay giờ phút này tôi vẫn thấy áy náy vì đã bỏ Mai Mai ở nhà một mình, nhưng cũng chỉ có vậy.
“Chẳng phải em không thích sao? Anh đã tặng em gái rồi”.
Hồ Khả như biến thành pho tượng, dứt khoát quay mặt đi, mặc cho tôi ra sức dỗ dành, nàng không thèm quay lại. Tôi mất hứng, nằm xoài ra giường, nhắm mắt, tĩnh tâm, và…ngủ thiếp đi.
Nếu đêm đó tôi cứ ngủ tiếp đến sáng, ngày hôm sau chắc tôi sẽ buồn và nuối tiếc đến chết. Nhưng rồi đã xảy ra một chuyện, khiến tôi đến giờ vẫn còn hối hận. Đúng là: “Nhất thời sơ suất, vạn cổ sầu”. Đêm đó tôi đang ngủ, thình lình vang lên một tiếng sấm. Hồ Khả sợ quá, quên mất là đang giận tôi, hét tướng lên đánh thức tôi dậy, còn chưa kịp mở mắt xem chuyện gì thì đã bị một cái gì mềm mềm, âm ấm như cuộn bông áp vào người.
“Ối! Dương Dương!”. Hồ Khả ôm chặt tôi, nàng dường như quên phắt chuyện cãi nhau khi tối.
Những tiếng sấm đinh tai nhức óc liên tục vang lên ngoài cửa sổ. Hồ Khả sợ sét, tôi lại sợ nàng, tôi sợ tiếng hét của nàng. Khi sợ, nàng chỉ có một cách: hét, và hét rõ to.
“Cứu với! Cứu với!”. Nàng bắt đầu hét lên.
Tôi dở khóc dở cười, sợ người ngoài nghe thấy lại nghĩ tôi là con dã thú mà ập đến lập biên bản thì phiền lắm.
Nhìn ra ngoài trời, những tia chớp xé toang màn đếm, tiếp nối nhau không dứt, khách sạn toạ trên đỉnh núi nên càng như gần trời hơn, mỗi tia chớp sáng trắng như chích vào mắt. Chỉ cần nghe thấy tiếng sấm là Hồ Khả co rúm như con tôm, mắt nhắm nghiền, tay bịt chặt tai, miệng la hét. Nàng sợ sấm, ừ, trong rủi có may. Tôi nghĩ, để xem cô có còn khủng khỉnh nữa không?
Giữa hai tia chớp, tôi nhìn thấy nét mặt Hồ Khả. Thật tội nghiệp. Mặt nàng đẫm nước mắt, yếu ớt như con chim non gặp bão. Lòng tôi bỗng thắt lại, một nỗi khao khát muốn bảo vệ, che chở cho nàng trỗi dậy mãnh liệt.
Tôi ôm nàng vào lòng, ghì đầu nàng vào ngực mình, miệng thì thầm những câu dỗ dành như mẹ vẫn nói khi tôi còn nhỏ: “Ngoan nào, ngoan nào, đừng khóc nữa, Hồ Khả dũng cảm lắm, đừng sợ, đừng sợ!”. Tôi vuốt ve tóc nàng. Tôi cứ ôm nàng như thế cho đến lúc mưa tạnh.
Điều kỳ lạ là ôm một người con gái đẹp như nàng con gái đẹp như vậy nhưng trong tôi không hề nảy sinh tà ý. Tôi vẫn cho rằng sở dĩ đàn ông thích phụ nữ, chính là bởi vì thích ma lực của họ, thích đoá hoa đó.
Tôi vẫn ôm Hồ Khả lúc đó đang dần bình tĩnh trở lại, lòng bình yên không chút xao động. Lát sau Hồ Khả nói người nàng đầy mồ hôi. Nàng bảo tôi đi ngủ để nàng đi tắm. “Xin lỗi nhé, từ nhỏ em sợ nhất là sấm sét, không phiền anh chứ? Xin lỗi!”. Trước khi vào nhà tắm, Hồ Khả lại xin lỗi lần nữa. Thì ra cô hoa khôi kỉêu ngạo quen được nuông chiều vẫn có những lúc khiêm nhường như vậy.
Tôi nghe tiếng nước chảy trong nhà tắm, không sao ngủ được. Lúc đó đầu óc tôi lại trở nên rối bời. Tôi nhớ tôi đã nghĩ rất nhiều chuyện, không hiểu sao lại nghĩ đến bố mẹ, hổ thẹn nhất là bỗng dưng tôi lại thử hình dung xem bố mẹ đã…làm chuyện ấy trong điều kiện như thế nào.
Tôi thấy mình thật quái đản, tự sỉ vả bản thân: Họ không làm thế sao lại có mi? Vậy là lại cảm thấy chuyện đó quá bình thường, chẳng có gì bí hiểm.
Hồ Khả tắm xong lại nằm cạnh tôi, mùi dầu tắm lan toả khắp phòng. Tôi thản nhiên nói: “Hồ Khả, lại gần đây!”. Nói xong, bỗng thấy khâm phục sự dũng cảm của mình, biết rõ sẽ bị cự tuyệt, nhưng vẫn thấy thán phục cái ngữ khí như ra lệnh đó. Thầm tính làm thế nào để xuống thang; không ngờ Hồ Khả khẽ dịch lại gần, ngoan ngoãn ôm tôi, đoạn nhẹ nhàng cuộn tròn trong lòng tôi. Tôi sung sướng đến phát điên, nhân cơ hội ôm chặt lấy nàng, mừng thầm. Cổ nhan nói chỉ phải: “Nói ngọt lọt đến xương”.
Ngày hôm sau, còn chưa tỉnh ngủ thì đã bị Hồ Khả hét lôi dậy, bảo phải kết hôn. Tôi bắt đầu hối hận.
Sau khi xuống núi, tôi đưa Hồ Khả về nhà, đang định quay đi thì Hồ Khả hỏi: “Anh có yêu em không?. Nàng nói bằng tiếng phổ thông rất chuẩn, thái độ hoàn toàn nghiêm túc, trang trọng như trong phim. Bụng bảo dạ, tôi biết, thực ra tôi yêu bản thân hơn.
Hồ Khả không vui, nàng nói: “Tối qua, lúc ở trên giường, anh nói anh yêu em…”. Tôi rất muốn nói với nàng là những điều đàn ông nói lúc trên giường, hãy coi như gió bay. Nhưng vấp phải ánh mắt nghiêm nghị của nàng, nghĩ tới đêm qua nàng đã chịu đau dâng hiến tất cả cho tôi nên tôi lại thôi và bảo chẳng phải đêm qua anh đã nói rồi sao.
“Vậy anh yêu em bao nhiêu?”. Nàng lại hỏi.
Tôi thật sự bực mình vì phụ nữ luôn hỏi những câu vô vị như vậy.
“Như em thôi”. Toi kiên nhẫn đáp.
Hồ Khả có vẻ hài lòng, tôi nói bye bye, đang định quay đi thì bị níu lại.
“À, anh nói hôm qua là ngày quan trọng nên phải đi chơi đúng không?”
“Đúng thế!”.
“Vậy rốt cuộc ngày hôm qua vì sao lại quan trọng?”. Nàng lại hỏi.
Thực ra hôm đó tôi nói ngày quan trọng gì gì đó, chẳng qua là kiếm cớ lừa nàng đi chơi đêm một chuyến để được xem đoá hoa xinh đẹp của nàng mà thôi. Đắn đo hồi lâu, tôi nói: “Bởi vì là tháng Sáu”.
Hồ Khả đương nhiên không hiểu, mặc nàng đứng đó, tôi đi thẳng. “Tháng Sáu!”. Tôi ngẩng nhìn bầu trời xanh trong. Hôm qua vừa có mưa vừa có sấm, hôm nay trời rất đẹp, quang đãng, thoáng mát lạ thường, người ta bảo đẹp như nền trời sau đêm dông cũng là vì lẽ đó.
Tôi đang đắm mình trong không gian của tháng Bảy, ve sầu kêu inh ỏi, lại nhớ về tháng Sáu. Chợt nhận ra, tháng Sáu là tiết hoa nở.
18. TẠM BIỆT THÁNG BẢY
Nếu nói tháng Sáu là tiết hoa nở thì tháng Bảy là tháng chia ly. Trong bầu không khí nóng bức, ẩm ướt, người ta bùi ngùi lưu luyến nhưng vẫn không tránh được cảnh chia ly. Vường trường tháng Bảy đầy nước mắt. Tôi đứng cạnh cửa sổ nhìn lớp sinh viên tốt nghiệp, đầy hành lý đi ra. Mỗi khi thấy họ quay đầu nhìn lại trường lần cuối, lòng tôi lại nhói đau, đó cũng là hình ảnh của mình năm sau.
Trong thời gian này, học sinh khoá dưới thường thích đi mua lại sách của các sinh viên vừa tốt nghiệp - lúc mua mấy chục đồng, bây giờ hễ có tiền là bán, thậm chí chỉ mấy hào. Chạy nhất là máy tính. Họ đã dùng nó để chơi game mấy năm trời, bây giờ đem bán đổ bán tháo.
Trong khóm hoa, sân vận động, phòng học, chỗ nào cũng đầy các đôi tình nhân. Tốt nghiệp rồi, những đôi yêu nhau, hoặc là sẽ có một sự bắt đầu mới, hoặc là mỗi người mỗi ngả. Vậy là họ tranh thủ tận hưởng tình yêu trong những ngày cuối cùng còn ở trường. Nhắc lại lần nắm tay đầu tiên, nụ hôn đầu tiên, nói lời yêu đầu tiên, lần suy nghĩ về tương lai đầu tiên, lần viết nhật ký đầu tiên ghi lại nỗi nhớ đầu đời… “ngày…tháng…trời mưa…nhớ…”.
Bây giờ là tháng Bảy, bằng giờ này sang năm tôi sẽ tốt nghiệp. Tôi nghĩ lúc ra trường, hành trang của mình còn những gì? Có lẽ chỉ mấy cuốn sách!
Tạng Đao, “sư phụ” của Hà Tặc cũng tốt nghiệp năm nay. Hôm qua họ tụ tập ăn uống.
Vị sư phụ này là người Trùng Khánh, có tài chơi dao; hai người quen nhau khi Hà Tặc mới học năm thứ nhất. Hồi đó Hà Tặc cùng mấy đứa bạn đánh nhau với học sinh trường khác, có một người gầy thấp, tướng mạo xấu xí, tay cầm dao nhảy vào đâm đối phương lia lịa, nhưng chỉ toàn đâm vào mông, chỗ nhiều thịt không gây thương tích nặng, chảy ít máu, đủ dọa đối phương nhưng rất chuẩn, không chệch nhát nào, kiểu cầm dao vô cùng điệu đà. Đấy là gã trai có biệt danh rất kêu “Tạng Đao”. Từ đó Hà Tặc tâm phục khẩu phục anh chàng thấp hơn mình nửa cái đầu, nhất nhất gọi sư phụ, sư phụ một cách cung kính.
Hôm qua lúc ăn, không ai nhắc tới hai chữ chia tay, mọi người ăn uống vui vẻ như thường. Ngấm rượu, sư phụ của Hà Tặc thể hiện tài dùng dao, càng khiến mọi người hứng khởi, tán dương ầm ãi. Khi tiệc tan còn đem dao nghe đồn của người Tạng gắn bó gần bảy năm tặng cho đồ đệ Hà Tặc.
Hà Tặc bật khóc, mím môi nhận quà, nước mắt như mưa. Tôi không khóc nhưng lòng buồn rười rượi.
Gục đầu lên bệ cửa sổ, tôi thấy lòng ngao ngán. Đột nhiên thấy nhớ Hồ Khả da diết.
Đi đến dưới phòng Hồ Khả, nhìn thấy một đôi đang ôm nhau khóc - nghe rõ tiếng của cô gái, thê thảm, văng vẳng lan xa - càng buồn tê tái.
Gọi Hồ Khả, chúng tôi đi đến sân vận động ngồi, nhìn đám học sinh khoá dưới chơi bóng. Đối với tôi, chỉ có sinh viên tốt nghiệp là người lớn, còn lại đều là trẻ con.
Tôi đã học năm thứ ba.
Tôi sắp có tháng Bảy chia ly.
Hồ Khả rất sôi nổi. Nàng hớn hở kể cho tôi nghe chuyện các bạn cùng phòng buôn điện thoại thế nào; khi thấy tôi không hào hứng, nàng ngạc nhiên hỏi: “Rốt cuộc có chuyện gì, sao anh buồn thế?”.
Tôi biết nếu kể với nàng nỗi buồn của mình, nhất định nàng sẽ giễu tôi đa sầu đa cảm; Hà Tặc và A Thụ luôn giễu tôi như vậy. Hơn nữa nàng đã nói với tôi từ lâu, nàng mong tốt nghiệp sơm, có việc làm, tự kiếm tiền, làm việc mình thích. Nhưng tôi vẫn không kìm chế được, liền nói với nàng: “Giờ này sang năm đến lượt anh tốt nghiệp, đâu đâu cũng thấy âm hưởng chia ly, anh không thích”. Thật bất ngờ, Hồ Khả không nói gì, chỉ cười, kéo tay tôi nắm trong bàn tay mềm mại của mình đặt lên khuôn mặt có làn da mát dịu của nàng: “Lúc đó đã có em bên cạnh”. Nàng thì thầm.
Chúng tôi cứ ngồi thế xem “bọn trẻ” chơi trên sân bóng, bỗng nhận thấy thì ra tôi vẫn có một người con gái ở bên mình.
Trên sân có một cặp trai gái. Họ cũng yên lặng ngồi bên nhau không nói. Tôi lén quan sát Hồ Khả, dưới ánh nắng chiều, khuôn mặt đẹp của nàng toả ra vầng hào quang màu vàng óng ả. Nàng lười biếng dựa vào tôi. Tôi nghĩ có lẽ chính là tình yêu!
Trong những lúc buồn luôn có người bên cạnh, dù chỉ im lặng vẫn có tác dụng an ủi rất lớn. Tôi xúc động nói: “Hồ Khả, cảm ơn em!”.
Hồ Khả mắng tôi ngốc.
Ngày 20 tháng Bảy mẹ về quê. Mẹ yêu cầu ba anh em chúng tôi cùng về, tôi nghĩ phải ở lại Trùng Khánh tìm việc làm kiếm chút tiền nên không về, hai đứa em gái đương nhiên không chịu.
Lẽ nào ngay đến con mèo Sbin cũng cảm nhận được không khí chia ly của tháng Bảy? Nó gục vào bệ cửa sổ kêu thảm thiết, tiếng kêu nghe xé lòng. Khi không thấy ai ở trong đó, nó lại ra ngoài cửa kêu, lúc đó tôi đến bên, nó quay mặt lại, vẫn kêu không ngớt. Tôi vuốt ve nó, nó dịu đầu vào tôi, liếm liếm tay tôi, kêu: “meo...meo…”.
Tôi nâng mặt nó lên, nghĩ thầm: Sbin, lẽ nào mày cũng hiểu tháng Bảy là tháng chia ly? Bất giác thấy buồn cười về sự đa cảm rất đàn bà của mình, muốn cười nhưng không cười được.
Bây giờ mẹ đang nấu cho chúng tôi bữa sáng cuối cùng. An An cũng đã chịu yên, ngồi trên đi văng nhắn tin cho bạn trai. Mai Mai vẫn ngồi vẽ tranh ngoài ban công. Tôi ở trong phòng nghe mẹ dặn dò, “Tết nhất định phải về nhà ăn bữa cơm đoàn tụ, ăn bánh chẻo và canh đoàn viên”. Tôi nói: “Con biết rồi”, nhìn lịch trên tường, hôm nay là ngày 20.
Sáng 20 tháng Bảy, Trùng Khánh mưa nhỏ. Không khí trong lành, phảng phất mùi chia ly. Lúc ăn sáng, mẹ bảo: “Mẹ mới đến đây hai tháng, đã là hội viên hội mạt chược rồi”. Mọi người gượng cười. Sau đó, mẹ lại nhắc chuyện muốn chúng tôi cùng về quê. “Dương Dương, cùng về với mẹ, ba anh em chúng mày không biết chăm sóc nhau, ở ngoài làm sao được như ở nhà”.
Trước khi nghe mẹ nói tôi đã quyết định không về. Tôi đã định dứt khoát từ chối: “Con không về!” nhưng lúc này, trước ánh mắt mẹ, tôi không thể mở miệng. Đôi mắt mẹ suốt một đời sáng là thế, vậy mà khi bước vào tuổi già cũng bắt đầu mờ đục. Mẹ già rồi, mẹ chỉ thích con cái quây quần, mẹ sợ cô đơn. Bố quanh năm uống ruợu không biết đến việc gia đình. Tôi mường tượng ở nhà có một phụ nữ cô đơn đang chờ đợi đoạn cuối cuộc đời mình.
Tôi liếc nhìn An An, con bé rất láu cá, gặp tình huống thế này, nó thường cúi đầu, không thể hiện thái độ. Tôi lại cầu cứu Mai Mai, đôi mắt điềm tĩnh của nó nhìn tôi, nét mặt bình thản. Tôi hiểu,chỉ cần được theo tôi, đi đâu nó cũng đi, Mai Mai từ nhỏ đã rất quấn tôi. Có nghĩa là, bây giờ quyền quyết định thuộc về tôi. Tôi nghĩ, đàn ông phải xa nhà, bôn tẩu lạp nghiệp, không nên chỉ quẩn quanh ở quê. Vậy là giả bộ bình tĩnh vừa gắp rau, vừa như buột miệng nói: “Vẫn ở lại Trùng Khánh thôi, đã quyết định như vậy rồi mà”.
Mẹ không tiện nói lại, mọi người lặng lẽ ăn. Tôi thậm chí không dám nhìn mẹ, cảm thấy mình như kẻ trộm lấy đi đứa con trai duy nhất của mẹ.
Khi tiễn mẹ, An An nhất định không đi, con bé cứ một mực nói có việc, rồi chuồn mất. Mẹ, tôi và Mai Mai ra bến xe. Trên đường đi, mẹ lại bắt đầu dặn dò trời nóng phải uống nước lạnh, trời lạnh phải uống nước nóng, cứ như tôi là đứa trẻ lên ba.
Tôi nói: “Con biết tự chăm sóc, con không còn là trẻ con nữa”.
“Với mẹ, các con mãi mãi là trẻ con”. Mẹ nói, mắt sáng lên. Mắt Mai Mai bắt đầu đỏ, nó ngoan ngoãn đứng cạnh tôi, yên lặng nhìn mẹ.
“Mai Mai cũng thế, phải nghe lời anh, phải chịu khó ăn. Con gầy quá!”. Mẹ lại chuyển chủ đề sang cô con gái.
Mai Mai mím môi gật đầu, cố không cho nước mắt trào ra.
Sau đó mẹ lại dặn dò hai anh em: “Các con là anh là chị phải chăm sóc An A, nhất là Mai Mai, con là chị, phải thường xuyên chơi với em”. Mai Mai không phản ứng, chỉ đăm đăm nhìn mẹ. Tôi nghe rõ tiếng mẹ thở dài.
Đến bến xe, mua vé xong, vẫn còn một giờ nữa xe mới chạy. Chúng tôi ra ghế ngồi đợi, em gái ngồi bên trái, mẹ ngồi bên phải tôi. Tôi là chỗ dựa cho hai người phụ nữ này. Tôi thấy mình phải là một người đàn ông thực thụ nên lúc chia tay, tôi quyết không khóc, mặc dù sống mũi cay xè.
Một người gánh hàng rong đi qua, mẹ gọi lại hỏi:
“Đào bán thế nào?”
“Ba đồng một cân, ngọt lịm”
“Sao đắt thế? Hai đồng rưỡi được không?”
“Hai đồng rưỡi mà mua được đào ngọt ư? Giá ấy chỉ mua được đào chua thôi!”
Sau đó hai người nói đi nói lại. mẹ chỉ trả hai đồng rưỡi, người bán nhất định đòi ba đồng.
Tôi bảo: “Ba đồng thì ba đồng, để con trả tiền”.
Mẹ lườm tôi, tôi chẳng dám nói, tiếp tục nghe mẹ cò kè vì mấy hào bạc; tôi cảm thấy mất mặt bèn đứng xa một chút. Mẹ ngồi trước gánh hàng bắt đầu chọn những quả to ngon nhất. Nhìn mẹ ngồi xổm trước gánh hàng, tôi dường như nhìn thấy những năm cuối đời cô đơn của bà.
Sau khi mẹ chọn xong, tôi định trả tiền nhưng mẹ không chịu, bảo tôi cứ giữ tiền mà tiêu. Tôi bỗng nhận ra tôi là đứa con bất hiếu nhất, tôi có thể bỏ ra 300 đồng mua sợi dây chuyền tặng bạn gái, có thể thuê khách sạn 160 đồng một đêm, còn mẹ, vì 5 hào bạc mà nói khô cổ bỏng họng, cuối cùng tươi cười phấn khởi chỉ vì người ta bớt cho hai hào.
Mua xong đào, mẹ ấn cả túi vào tay tôi. Tôi ngạc nhiên tưởng mẹ mua mang về quê làm quà, bèn nói: “Mẹ mang lên xe mà ăn, nếu muốn ăn con sẽ tự mua”.
Nhưng mẹ không chịu, mẹ bảo: “Đào này khác, đào này là của mẹ mua”.
Tôi cười không biết làm thế nào.
Trước khi lên xe mẹ còn hỏi tôi: “Hay là con về quê đi, mẹ sẽ mua thêm về, nhà cũng chẳng còn ai”.
Lúc ấy không thể chịu đựng hơn được nữa, tôi quay mặt đi. Tôi biết, nếu nhìn mẹ, có thể tôi sẽ lên xe theo mẹ về quê.
Mẹ thấy tôi không nói, đành lên xe.
Tôi và Mai Mai nhìn theo chiếc xe khuất dần, vẫn thấy chỗ cửa sổ nơi mẹ ngồi một hình bóng đen thẫm, thấp thoáng bàn tay vẫy.
Quay người lại, thành phố vẫn náo nhiệt với nhịp sống quen thuộc của nó.
Tôi thấy Mai Mai lén lau nước mắt.
Mưa đã tạnh, tôi đưa em gái về nhà. Vừa mở cửa bước vào phòng, trong đầu đã hiện lên hình ảnh một người đàn bà luống tuổi ngồi trước cửa, mắt hướng về xa xăm. Nơi đó có những người con
19. THẤT NGHIỆP
Mới về quê. Hôm mẹ đi trời đổ mưa. Lúc tiễn mẹ không có An An.
An An sợ nhất là không kìm được nước mắt.
An An cũng buồn hồi lâu vì không có mẹ, sau được người yêu chăm sóc nên mau chóng tươi tỉnh trở lại.
Liêu đúng là chàng trai không tồi, An An nghĩ. Cô ngồi ở quầy rượu quán Địa Đàng, vẫn uống món Coca ưa thích và nói chuyện phiếm với Chàng Béo, trong khi Liêu đang điều khiển đám người quay cuồng giữa sàn, phô diễn thân hình tuyệt đẹp bằng những cú lắc điệu nghệ. An An nhìn bờ mông rắn chắc của Liêu đang lắc theo tiếng nhạc, bất giác nghĩ đến cảnh tượng lúc hai người làm tình với nhau.
Liêu vẫn điều khiển đám người đang quay cuồng, trong khi An An chỉ chú ý đến cặp mông của anh.
Liêu Văn Đạo cúi đầu, lắc người thep tiếng nhạc, bỗng nhận ra An An đang nhìn mình vẻ ngưỡng một, liền nảy ra ý định trêu cô. Và An An nhìn thấy Liêu huýt sáo với một cô gái trong đám đông đang nhảy, không khí sàn nhảy bỗng dưng sôi đông hẳn. Liêu Văn Đạo nhún vai, liếc nhìn về phía An An, vẻ đắc ý.
An An không nói gì, đột nhiên quay người quàng tay ôm cổ Chàng Béo bên cạnh, nháy ra hiện muốn chạm cốc với anh, trong khi đưa mắt nhìn Liêu với nụ cười đắc thắng, mặt tỉnh khô.
Chàng Béo nói: “An An, chiêu trả đũa của em thật lợi hại!”. Sau đó hai người chạm cốc với nhau.
Liêu Văn Đạo giả bộ choáng ngất làm An An cười nghiêng ngả.
Quán Địa Đàng có một hành lang dài, trên tường hành lang có treo tờ áp phích cỡ lớn. Còn nhớ lúc mới quen Liêu, anh thường đưa cô đi qua cửa này (trước đây họ đi cửa sau cho tiện), chỉ vào tờ áp phích nói: “Tôi đấy!”.
Tờ áp phích vẽ người đàn ông đội mũ lưỡi trai, cúi đầu, chăm chú chơi đàn. Bên trên còn có câu quảng cáo: Seven - Nhạc công hạng nhất, âm nhạc thượng hạng. Phía dưới còn ghi tên những sư phụ Liêu đã “thọ giáo” ở Thâm Quyến. Còn tờ kia là của Chàng Béo, mũ đen, kính gọng đen, ánh mắt ngạo nghễ, hút hồn.
Nói gọn lỏn hai chữ: “Tôi đấy”. Liêu Văn Đạo rảo bước đi vào phòng lớn, dáng bộ đắc ý, ánh mắt dường như đang nói: Tôi thấy cái đó chẳng có gì đặc biệt, chẳng qua là nhân thể chỉ cho cô”.
Lúc đó, An An và Liêu mới quen được một ngày, hai người vẫn còn lạ lầm, đều muốn thể hiện bản thân và coi thường đối phương. Liêu sợ An An cho rằng mình làm quen với cô chỉ vì cô đẹp. An An lại sợ Liêu cho rằng mình thích nghề nghiệp của anh.
Hai người đều không muốn che giấu, đều cố làm cho đối phương hiểu tình cảm của mình là chân thật, không hề có ý giễu cợt. Cho nên khi Liêu nói công ty đã làm áp phích quảng cáo cho riêng anh, An An tỏ ra lãnh đạm, chỉ liếc mắt qua, ậm ừ ra vẻ không quan tâm. Nhưng sau đó, nhân lúc Liêu làm việc, cô lại mượn cớ đi vệ sinh, chạy ra hành lang đọc kỹ lời giới thiệu trên tờ áp phích, cảm thấy rất hài lòng.
An An cho rằng chỉ những người có tài thực sự mới được làm áp phích quảng cáo, thầm nghĩ, người này sẽ là chồng ta. Nhưng cô không bao giờ thể hiện sự ngưỡng mộ của mình trước mặt anh.
Ít lâu sau, khi có mấy đứa bạn học đến quán Địa Đàng, An An cố tình đưa họ qua hành lang, làm như vô tình chỉ tờ áp phích, nói: “Đây là Liêu Văn Đạo”.
Nếu có cô bạn nào khen: “Ồ, đẹp trai thế!”, cô liền quay đi tỏ vẻ không quan tâm, như muốn chứng tỏ đối với cô, người này chẳng có gì ghê gớm.
Bạn không thể nói tình yêu là hư vinh.Khi bạn khẳng định bạn không màng tới hư vinh, bạn khó thoát khỏi một sự thực, đó là bạn đang nói dối.
Có tin nhắn của Hà Tặc, An An liền tắt máy, không thèm xem. Liêu rất hiếu kỳ, hỏi chuyện gì vậy, An An đưa luôn máy cho Liêu. Sau khi đọc tin, Liêu nói: “Chẳng lẽ người ta ngày nào cũng chỉ nhắn chuyện cười cho em?”. Liêu tỏ ra bình thường nhưng giọng nói vẫn lộ vẻ giễu cợt cố giấu giếm.
An An cau mày giật điện thoại trong tay Liêu, nhìn mẩu tin nhắn: “Luật hôn nhân mới nhất của quốc đảo nào đó quy định cấm phụ nữ mặc áo nịt ngực, cấm đàn ông mặc quần lót. Theo giải thích của các chuyên gia, nếu phụ nữ mặc áo nịt ngực sẽ phạm tội quyến rũ đàn ông, đàn ông mặc quần lót là phạm tội tàng trữ súng”.
“À, một người bạn”. An An nói, xoá mẫu tin, cô không định giải thích thêm; giải thích nghĩa là thanh minh, cô chẳng có gì phải thanh minh cả.
Hôm họ quen nhau suýt xảy ra chuyện tình một đêm, cho nên thuỷ chung và trung thành là trở ngại lớn nhất, là từ kiêng kỵ nhất họ không muốn nói đến. Khi gặp chuyện tương tự, hai người đều trở nên thận trọng.
Liêu không nói gì.
Một giờ đêm, trên đường về nhà, An An nhớ lại chuyện mẩu tin nhắn, cô sợ Liêu không tin mình. Chàng Béo đang trao đổi chuyện gì đó với Liêu Văn Đạo, An An không chú ý, hình như là bàn công việc, chỉ nghe loáng thoáng mấy từ “người da đen”, “tiếp quản”. An An mãi nghĩ về chuyện mẩu tin, không quan tâm đến cuộc trao đổi giữa hai người đàn ông.
Chưa về đến nhà, Chàng Béo nhận được điện thoại, vội vàng quay lại. Chỉ còn An An và Liêu đi bên nhau trong đêm vắng.
“Này! Chồng em giờ thất nghiệp rồi!”. Liêu nói.
“Cái gì?”. An An kinh ngạc tưởng nghe nhầm.
“Bây giờ anh thất nghiệp rồi, quán làm ăn không tốt, ông chủ dứt khoát thuê một nhạc công da đen trợ giúp. Chàng Béo ở lại, chồng em bị sa thải”.
Sau đó hai người yên lặng. Liêu thấy An An không nói gì thì rất lo, sợ cô rời xa mình. An An lại suy nghĩ rất lung, làm thế nào an ủi Liêu, nhưng không nghĩ ra được điều gì, có lẽ vì quá đường đột.
An An muốn nói cô vẫn ủng hộ anh, bất luận địa vị xã hội của anh thế nào, nhưng lại không biết sắp xếp câu nói ra sao, quyết định yên lặng đi bên Liêu, cho rằng đó là thể hiện sự tin tưởng lớn nhất đối với Liêu. Đừng dùng những chuyệt vặt vãnh như vậy để thử thácg tình yêu của chúng tôi; không cần giải thích nhiều, cả hai đều hiểu.
Hai người bên nhau, mỗi người một suy nghĩ, một tâm trạng.
“Có phải em đang tính rời xa anh? Đằng nào bây giờ lương anh cũng không phải 5.000”. Liêu hỏi, cố tỏ ra vui vẻ.
An An nhìn Liêu, rất muốn mắng anh, muốn nói: “Anh nghĩ tình yêu của em chỉ có vậy sao?”.
Nhưng lại không muốn giải thích nhiều, cô chi nói: “Không”.
Liêu không nói nữa, thầm nghĩ liệu mình có thực sự hiểu An An?
Dưới ánh điện, trông cô càng xinh đẹp. An An có vẻ mặt đặc trưng rất phụ nữ, rất đẹp, rất hấp dẫn. Phụ nữ? Liêu Văn Đạo bỗng nhớ ra: Phụ nữ là tổng hợp của tiền bạc và ham muốn vật chất.
Đi một lát, không biết ai nói trước, hai người đều tỏ ra vui vẻ thái quá, Liêu Văn Đạo lại cười nói thoải mái, An An phụ họa. Liêu nói: “Anh trẻ thế này đã thất nghiệp, ngày mai đến chợ lao động xem sao”, An An hùa theo: “Nhất định phải mang theo dụng cụ đánh giày để làm việc ngay”.
Cuối cùng, hai người đều nhận ra nụ cười của họ quá khiên cưỡng và kỳ quái, nó vang lên trong đêm nghe rất thê lương. Về nhà không ngủ được, Liêu kêu đói. An An bảo sẽ nấu bánh chẻo chiêu đãi và được tán thưởng nhiệt liệt. Sau đó Liêu lên mạng, An An mang bánh chẻo mua sẵn ở siêu thị, đun nước, bắt đầu nấu.
QQ của An An hiện lên, nickname của cô là Kẹo Đắng. Liêu chăm chí nhìn cái tên từng mê hoặc mình, cảm thấy những chuyện xảy ra mấy tháng nay giống như giấc mộng. Lần đầu gặp nhau, An An như một con sâu sặc sỡ, đầu quấn khăn rất đẹp, một phong cách tự nhiên, hoang dã như thảo nguyên.
An An thò đầu ra hỏi Liêu bánh chẻo có cần cho thêm gia vị không, Liêu trả lời không cần. An An lại mất hút trong bếp. Liêu thở dài, nghĩ thầm, một cô gái tốtt như vậy, mình làm thế nào để mang lại hạnh phúc cho cô ấy. Sự kiêu hãnh, tự tin trước đây bỗng biến đâu mất.
Liêu Văn đạo ăn bánh chẻo, nghĩ đây là bữa tối cuối cùng do An An nấu, tự dưng thấy ngao ngán.
Cái tên Kẹo Đắng bỗng nhấp nháy, có một “bạn tốt” nói chuyện với QQ của An An, Liêu Văn Đạo do dự một lát rồi kích chuột vào đó, nhìn thấy nội dung, bỗng giật mình kinh ngạc, mặt trắng bệch. “Em gái, em vẫn nợ anh một đêm!”.
Liêu nói “đùa” với An An: “Thì ra em vẫn thích chơi trò chuyện tình một đêm?”.
“Không, em không quen hẳn”.
“Vậy tại sao hắn lại đợi em? Lại còn nói nợ một đêm?”. Liêu vặn hỏi.
An An tức giận chửi bới gã khùng trên QQ, sau đó dứt khoát tắt máy, lẩm bẩm: “Chẳng phải lần đầu gặp nhau, em cũng có cuộc tình một đêm với anh sao? Người này cũng thế, hắn có ý gạ gấm, nhưng em không đồng ý, em đã cắt đứt với hắn”. An An vội giải thích, thấy mặt Liêu sa sầm, cô rất buồn. Sau đó An An bình thản xoá tên người đàn ông trên QQ nói: “Đúng là không quen!”.
“Thật khó mà hiểu em! Lúc nào trông em cũng có vẻ thơ ngây, thật thà!”. Liêu Văn Đạo cố kìm nén ghen tuông. Anh cố ép mình độ lượng với An An, nhưng miệng lại nói ra những suy nghĩ không hay; anh đã không kiểm soát được bản thân nữa rồi. An An không nói nữa, cô thực sự thấy không cần phải giải thích thêm.
Ba giờ đêm, nằm trên giường, An An hỏi Liêu Văn Đạo sau này định thế nào.
“Trước tiên, có lẽ cứ chơi cho các quán bar đã, đợi các khách sạn lớn tuyển người hẵng hay”. Liêu nói vẻ lạnh nhạt, nhưng giọng u uất.
Trước ngày hôm nay Liêu tự tin là thế, anh cảm thấy mình có năng lực, người có năng lực không đi diễn thuê. Anh cảm thấy làm vậy giống như món hàng, ngồi chờ khán giả boa tiền. Khách thích thì bảo chơi, mà toàn những bản nhạc không do mình lựa chọn, phải theo sở thích của họ, những người chẳng hiểu gì về âm nhạc. Có khi giữa đêm khách hàng móc tiền bảo đi mua thuốc lá hoặc thuốc lắc, có khác gì người phục vụ đâu. Khi khách hàng cao hứng, bảo chơi bài gì mình cũng phải nghe theo; có khi gặp kẻ ngạo mạn lúc boa tiền còn thêm một câu: “Mang về nuôi gia đình”.
Liêu nghĩ chơi nhạc cho các quán bar rẻ tiền cũng giống như gái nhà hàng. Có tiền thì tôi bán. Cò điều, một người bán tôn nghiêm, một người bán linh hồn. Chẳng có gì liên quan tới âm nhạc.
Liêu cảm thấy chơi nhạc trong những quán bar rẻ tiền là sự sỉ nhục nhân cách, là hạ đẳng. Trước đây Liêu đã nói với An An, mình có chết cũng không làm như vậy. Khi nói câu đó, An An vẫn còn nhớ, Liêu đầy tự tin, đầu ngẩng cao, ngạo mạn.
Nghĩ đến lần đầu quen nhau, Liêu Văn Đạo kiêu hãnh nói với mình: “Dù sao tôi cũng là một người thuộc giới cổ cồn của thành phố này”.
An An cảm thấy rất buồn. Cô thương Liêu Văn Đạo, muốn an ủi nhưng lại sợ nói nhiều làm anh nghi ngờ. Liêu bây giờ chẳng khác gì một đứa trẻ yếu đuối.
Thật họa vô đơn chí. Đúng vào lúc này, cái gã ngớ ngẩn nào đó từng chat với cô lại xuất hiện với mẩu tin nhắn chết tiệt: “Em vẫn nợ anh một đêm!”.
Sau đó Liêu đột nhiên nói: “Hình như lần đầu gặp nhau, chúng ta cũng ngủ với nhau như vậy”.
An An không nghĩ nhiều, gật đầu tán thành. An An ngây thơ cho rằng Liêu vẫn nhớ lại hôm hai người quen nhau.
“Vậy có phải, bất luận là ai lần đầu gặp, em cũng nằm chung giường với người ta?”.
An An nhìn Liêu thầm nghĩ, cuối cùng anh đã nói ra cái gai trong lòng mấy tháng nay: Họ quen nhau từ cuộc tình một đêm, lần đầu An An làm tình với Liêu, cô đã không còn là trinh nữ. Khi phát hiện điều đó Liêu rất thất vọng, nhưng về sau cố không nghĩ tới chuyện đó nữa, suy cho cùng, ai cũng có quá khứ riêng. Liêu vẫn rất tốt với An An, vẫn coi cô như báu vật.
Nhưng bây giờ, trong lúc này, cuối cùng Liêu đã nói ra cái điều giày vò anh mấy tháng qua, An An cảm thấy tuyệt vọng, dù cô cố gắng đến mấy cũng không thoát khỏi dấu ấn “chuyện tình một đêm”. Có nghĩa cô là gái phóng đãng, chí ít cũng là người quá dễ dãi. Cô đã có chuyện như vậy, nhất định cô là người phòng đãng, bất kể hoàn cảnh lúc đó ra sao.
An An tuyệt vọng thở dài, nói: “Đúng vậy!”. Chỉ có điều câu nói đó được thốt ra yếu ớt như tiếng con mèo Sbin.
Sau đó họ làm tình với nhau, Liêu tỏ ra rất thô bạo, không chút gượng nhẹ, xong cuộc quay lưng về phía cô, lăn ra ngủ.
Trước đây bao giờ Liêu cũng để tay cho An An gối, tay kia để lên ngực cô một cách mãn nguyện, hai người đều ngủ ngon lành.
Ánh sáng bên ngoài hắt qua cửa sổ, An An nhìn ngọn đèn bàn, thầm nghĩ đã mấy lần Liêu nói với cô: “Bọ Con, nhất định anh sẽ cho em ngọn đèn”.
Không biết từ lúc nào Liêu bắt đầu có thói quen tắt đèn ngủ.
Nước mắt. Im lặng. Vết sẹo…
20. MÙA HÈ
Nghỉ hè có nghĩa là gì? Mùa hè, ngoài nóng nực có nghĩa gì nữa? Có nghĩa là các thiếu nữ ăn mặc hở hang.
Tôi đi trên đường phố Trùng Khánh vào một ngày nóng nực, vừa vui vừa hoàng mang. Tôi không thể quen cái nắng khủng khiếp của mùa hè Trùng Khánh, nhưng lại rất thích cách ăn mặc của những người đẹp Trùng Khánh trong mùa nóng: ngoài chuyện không mặc gì, còn lại, kiểu nào họ cũng dám mặc cả…
Tôi ngước mắt nhìn mặt trời giữa trưa, ánh nắng chói chang khiến mắt đau nhức, đến nỗi không thể nào mở mắt. Hồ Khả mắng tôi là đồ ngốc: “Chỉ có thằng ngốc mới nhìn mặt trời vào lúc giữa trưa tháng Tám”.
Tôi thừa nhận mình là kẻ ngốc. Bởi vì chỉ có kẻ ngốc mới đưa bạn gái đi mua đồ giữa ngày nắng 380C.
“Tiểu Dương, ngày mai chúng ta đi sắm đồ nhé!”. Điện thoại của Hồ Khả.
“Cái gì? Anh không muốn đi, trời nóng lắm”.
“Không được! Nhất định anh phải đi!”.
“Vì sao?”
“Bởi vì em cần đi”.
Good! Lý do xác đáng!
Và giờ bị Hồ Khả kéo đi khắp nơi. Tôi nói với nàng: “Em không sợ cháy nắng sao?”. Tôi hy vọng có thể dọa nàng, bởi vì con gái rất sợ những câu đại loại như vậy.
“Không, em không bị rám nắng”. Hồ Khả nheo mắt nói, nắng quả rất dữ, người đi đường không ai muốn mở mắt. “Anh bớt phàn nàn đi, chẳng lẽ ngày nào anh cũng ở nhà với em gái ư?”.
Tôi nghĩ, cũng phải, ở nhà với em gái là đầu tư lỗ vốn nhất trên đời.
Mùa hè là mùa của dục vọng.
Bây giờ là mùa hè. Tôi đi trên đường dưới cái nắng 380C, cảm nhận một cách đày đủ cái nghiệt ngã của thời tiết mùa hè và sự mát mẻ của các thiếu nữ. Trời nóng hầm hập, các cô mặc trang phục hè mỏng manh, váy cộc, mini jupe, áo hở lưng màu xanh nhạt, vàng nhạt, trắng toát, giống như những quả táo gọt vỏ bày trên đĩa nhấp nhô. Hồ Khả mấy lần đưa khăn giấy cho tôi lau mặt, nàng nhìn khuôn mặt đỏ lựng đẫm mồ hôi của tôi nhếch mép cười ranh mãnh.
Cô thiếu nữ đi bên cạnh chúng tôi mặc áo phông bó hở rốn, tôi bỗng nhận thấy cái rốn của cô ta cũng rất bắt mắt và đúng là phát ra yêu khí. Thuở nhỏ xem Tây du ký, tôi vẫn còn nhớ chuyện những sợi tơ độc chết người từ rốn yêu quái tuôn ra. Nhưng tôi cứ nhìn chằm chằm vào cái vị trí tuyệt đẹp đó, thầm nghĩ cái rốn kia cũng nguy hiểm như tử huyệt của yêu quái, nó mê hoặc người ta, khiến đầu óc người ta mụ mẫm, biết rõ là cạm bẫy nhưng vẫn lao vào, can tâm tình nguyện, chết không hối hận.
Mắt tôi lại xuôi theo rốn nhìn xuống đùi cô ta, cặp đùi mảnh dẻ trắng nõn, nhưng tiếc là hơi cong, tôi cau mày vì cảm thấy tiếc cho cô ta. Cô gái khoảng hai lăm, hai sáu tuổi, tôi nhìn thấy cái váy siêu ngắn của cô, thử đoán màu chiếc quần lót bên trong và đoá hoa kia…Tôi đang cố mường tượng; bên dưới đường viền cạp quần màu đen kia là vật gì mà cứ trồi lên hạ xuống thì…Ối! Đau quá! Ai đó đã giẫm mạnh lên chân tôi.
“Này! Anh cúi đầu làm gì vậy? Không có ai nhìn quần lót phụ nữ mà say mê như anh? Nghiễm nhiên coi như không có tôi…”. Thì ra Hồ Khả giẫm gót giày lên chân tôi.
Lúc đó tôi dướn thẳng người, nhìn Hồ Khả đang tức giận, mặt đỏ gay, tôi chối bay: “Đâu có, anh đâu có nhìn quần lót của cô ta, anh chỉ muốn nghiên cứu cô ta dùng giấy vệ sinh nhãn hiệu nào!”.
Vậy là tôi bị mắng té tát.
Gần đây tôi đã không còn lấy Hồ Khả ra làm ví dụ phản bác nhận xét của Hà Tặc. Cậu ta thường nói: “Con gái Trùng Khánh như hổ dữ”.
Tôi xoa moa mu bàn chân đau điếng. Gần đây, Hồ Khả ngày càng phát huy ưu thế của người đẹp, động tý là giẫm chân tôi, phàn nàn đàn ông khong thể không quản, tôi gật đầu lĩnh giáo, sau đó gần như copy “nguyên xi” chuyển đến Hà Tặc: “Đàn bà không thể không quản”.
Người ta rất gầy, biết là đánh tôi không có hiệu quả đành dùng giày gót nhọn giẫm vào chân tôi, con quay một vòng 3600, chiêu này có tên: tuỳ cơ ra đòn.
Tôi đứng trước mặt Hồ Khả, mắt nàng trợn tròn dưới tròng kính nâu, những chỗ sém nắng trên mặt chuyển màu nâu nhạt, tương phản một cách kỳ lạ với làn da trắng muốt. Hôm nay Hồ Khả mặc chiếc váy liền màu vàng nhạt và chiếc áo bó bên trong cũng màu đỏ, tay cầm cái túi nhỏ màu hồng, thật ra chẳng để làm gì nhưng lại đạt hiệu quả trang sức vào bậc nhất. Cử chỉ duyên dáng, tao nhã. Tôi thầm so sánh Hồ Khả với cô gái kia, kết luận: phần thắng nghiêng về Hồ Khả, lòng thầm mãn nguyện. Hồ Khả xinh đẹp là bạn gái của tôi! Vậy là kiêu hãnh khoác tay nàng, thẳng người cất bước trước sự ngưỡng mộ của những gã đàn ông qua đường. Tính sỹ diện đàn ông được thoả mãn cao độ. Buổi chiều, tôi quyết định đưa Hồ Khả đi ăn cơm Tây, một nhà hãng cũng chẳng ra gì nhưng do dán mác ngoại nên vẫn được dân Trùng Khánh hoan nghênh. Hồ Khả rất lịch thiệp, nàng ăn từng miếng nhỏ nhẹ. Tôi ăn xong suất của mình, ngồi nhìn nàng ăn và tự hỏi, nàng và con mèo Sbin, ai ăn nhanh hơn, cuối cùng kết luận: như nhau. Tôi nhìn đôi môi nàng cử động, mím lại, nhai - môi rất bóng, không biết là son hay màu môi thật, chỉ biết lúc đó đầu tôi lại nghĩ tới những chuyện không đứng đắn.
Mùa hè tràn đầy dục vọng!
“Nhìn gì! Không được nhìn!”. Giọng nói kiêu kỳ của Hồ Khả quá khác ngư